Trang nhất » Đào tạo » Chương trình đào tạo

Thứ bảy - 13/07/2013 14:07

Chuẩn đàu ra các ngành đào tạo Trung cấp chính quy


1. CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KẾ TOÁN                                                                                                                                          (Ban hành kèm theo Quyết định số      /2010/QĐ – TCCNBD  ngày    tháng    năm 2010  của Hiệu trưởng Trường trung cấp Công Nghiệp Bình Dương)
 
I. Giới thiệu ngành đào tạo
1.      Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp, hệ chính quy
2.      Tên ngành: Kế toán
3.      Mã ngành:
4.      Đối tượng học sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
5.      Thời gian đào tạo: 24 tháng
6.      Mục tiêu và chương trinh đào tạo tóm tắt:  
              Mục tiêu đào tạo: trang bị cho học sinh  có đủ kiến thức để làm nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức xã hội và có khả năng tự học đáp ứng yệu cầu phát triển của nghề nghiệp,  học  liên thông lên các bậc học cao hơn trong lĩnh vực chuyên ngành kế toán.
              Nội dung đào tạo cốt lõi: Nguyên lý kế toán, thống kê, tài chính tiền tệ; Kế toán doanh nghiệp sản xuất, kế toán thương mại dịch vụ, kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, kế toán máy, phần mềm kế toán; Thống kê doanh nghiệp; Tài chính doanh nghiệp.
II. Những công việc chính học sinh tốt nghiệp có thể làm được
1.      Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp;
2.      Kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước;
3.      Kế toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ;
4.      Kế toán tài sản cố định;
5.      Kế toán tiền lương;
6.      Kế toán vốn  chủ sở hữu và phân phối lợi nhuận;
7.      Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm;
8.      Kế toán tiêu thu sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh;
9.      Kế toán thuế và các khoản phải thu phải trả;
10. Kế toán báo cáo tài chính;
11. Kế toán hành chính, sự nghiệp.
III. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi khác của học sinh tốt nghiệp
1.      Về kiến thức:
           - Người học nắm vững được những nội dung cơ bản về: nguyên lý kế toán, kế toán doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ, thống kê doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp... để vận dụng vào công tác kế toán như: Lập, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết;
- Vận dụng được các kiến thức chuyên môn để lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp, lập kế hoạch tài chính cũng như kiểm tra công tác kế toán tài chính của doanh nghiệp.
2.  Về kỹ năng:
- Kiểm tra, phân loại, xử lý được các chứng từ kế toán như: chứng từ thu, chi, chứng từ nhập, xuất hàng hoá…;
- Làm được các thành phần kế toán: kế toán tiền lương, kế toán vật tư, kế toán giá thành…;
- Lập được các báo cáo kế toán như: bảng cân đối kế toán, bảng kết quả kinh doanh… theo đúng quy định hiện hành;
- Có khả năng phân tích được tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Làm được các nghiệp vụ: điều tra nghiên cứu thị trường, quảng cáo, mua bán vật tư hàng hoá, ...;
- Tham mưu được cho lãnh đạo doanh nghiệp những ý kiến cải tiến để công tác kế toán và công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp đúng pháp luật.
Học sinh sau khi tốt nghiệp có thể làm việc được ở các cơ quan, đơn vị tài chính chuyên ngành, các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp sản  xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế quốc dân với chức năng nhiệm vụ là kế tóan viên và cán sự quản lý tài chính.
3. Về thái độ:
         - Có lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, có hiểu biết và tự hào về truyền thống dân tộc;
         - Thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các quy định tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ của ngành;
          - Có lối sống lành mạnh, tận tuỵ với công việc, có tác phong công nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực trong cuộc sống, nghề nghiệp, chủ động sáng tạo trong công việc, dám đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực.
        4. Tiếng Anh: Có trình độ tiếng Anh đạt 250 điểm TOEIC, có khả năng giao tiếp đơn giản và tham khảo tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh.
        5. Công nghệ thông tin:
           - Có kiến thức tin học trình độ A, soạn thảo các loại văn bản liên quan tới chuyên môn, lập các bảng tính bằng ExCel;
           - Sử dụng tốt một số phần mền kế toán .
        6. Năng lực hành vi khác:
    - Kỹ năng giao tiếp:Có nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp, biết tổ chức các cuộc họp tại nơi làm việc, biết trả lời phỏng vấn khi xin việc, biết viết thư và báo cáo công việc;
 - Kỹ năng khởi tạo doanh nghiệp: Có hiểu biết về doanh nghiệp và kinh doanh, có khả năng lập kế hoạch kinh doanh và xây dựng kế hoạch hành động để khởi sự kinh doanh trong một lĩnh vực của nền kinh tế;
- Đoàn kết có khả năng hợp tác tốt với các đơn vị trong doanh nghiệp, tổ chức và phân công làm việc theo nhóm, biết giải quyết các vấn đề theo thứ tự ưu tiên trong công việc và hết sức linh hoạt trong khuôn khổ những quy định hiện hành.
                                                                                             
 
2. CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG                                                                                                                                           (Ban hành kèm theo Quyết định số      /2010/QĐ – TCCNBD  ngày    tháng    năm 2010  của Hiệu trưởng Trường trung cấp Công Nghiệp Bình Dương)
I. Giới thiệu ngành đào tạo
    1. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp, hệ chính quy
    2. Tên ngành: Điện công nghiệp và dân dụng
    3. Mã ngành:
    4. Đối tượng học sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
    5. Thời gian đào tạo: 24 tháng
    6. Mục tiêu và chương trinh đào tạo tóm tắt:
            Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho học sinh  có đủ kiến thức, kỹ năng để làm kỹ thuật viên trình độ trung cấp  ngành Điện công nghiệp và dân dụng tại các công ty Điện lực, các công ty xây lắp điện, sửa chữa, lắp đặt, bảo trì các loại thiết bị điện công nghiệp và dân dụng, trợ giúp cho kỹ sư và các chuyên gia chuyên môn trong việc thiết kế hệ thống truyền tải, phân phối và sử dụng năng lượng điện. có khả năng tự học đáp ứng yệu cầu phát triển của nghề nghiệp,  học  liên thông lên các bậc học cao hơn trong lĩnh vực  Điện công nghiệp và dân dụng.
           Nội dung đào tạo cốt lõi:  Máy điện, đo lường điện, khí cụ điện, thiết kế tính toán mạng điện, các thiết bị hạ áp, sửa chữa và lắp đặt các thiết bị điện công nghiệp và dân dụng và các quy phạm an toàn điện, công nghệ thông tin, tiếng Anh, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, quốc phòng-an ninh.
II. Những công việc chính học sinh tốt nghiệp có thể làm được:
     1.Vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến các thiết bị điện và các hệ thống điện trong công nghiệp và dân dụng;
     2. Lắp đặt hệ thống điều khiển cho dây chuyền công nghệ;
     3. Làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, các tổ vận hành đường dây và trạm hạ thế;
     4. Làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến Điện công nghiệp và dân dụng.
III. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi khác của học sinh tốt nghiệp
1.      Về kiến thức:
- Nắm vững nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, qui ước sử dụng trong ngành Điện công nghiệp và dân dụng;
- Đọc được các bản vẽ thiết kế của ngành điện, phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển;
- Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện xác định (1 phân xưởng, một hộ dùng điện);
- Vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện;
- Phân tích được phương pháp xác định các dạng hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện;
- Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để giải thích các tình huống trong lĩnh vựcđiện công nghiệp dân dụng;
- Tiếp cận được những kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc học cao hơn của ngành Điện công nghiệp và dân dụng.
           2. Về kỹ năng:
- Lắp đặt và tổ chức lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ;
- Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;
- Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động cơ bản;
- Vận hành được những hệ thống điều tốc tự động;
- Đọc, hiểu và tự lắp đặt, vận hành được các thiết bị điện, công nghệ hiện đại, nâng cao khi có hướng dẫn lắp đặt và hướng dẫn sử dụng;
- Lắp đặt và vận hành các thiết bị đảm bảo an toàn nối đất và an toàn cháy nổ;
- Có khả năng hướng dẫn, giám sát kỹ thuật cho các bộ phận lắp đặt mạng điện hạ áp và mạch điện điều khiển trong hệ thống điều khiển điện.
- Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.
           3. Về thái độ và đạo đức nghề nghiệp
Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hoặc công ty kinh doanh về lĩnh vực điện.
        4. Tiếng Anh: Có trình độ tiếng Anh đạt 250 điểm TOEIC, có khả năng giao tiếp đơn giản và tham khảo tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh.
        5. Công nghệ thông tin: Có kiến thức tin học trình độ A, soạn thảo các loại văn bản liên quan tới chuyên môn và sử dụng tốt Autocad trong thiết kế  mạch điện.
        6. Năng lực hành vi khác:
    - Kỹ năng giao tiếp:Có nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp, biết tổ chức các cuộc họp tại nơi làm việc, biết trả lời phỏng vấn khi xin việc, biết viết thư và báo cáo công việc;
 - Kỹ năng khởi tạo doanh nghiệp: Có hiểu biết về doanh nghiệp và kinh doanh, có khả năng lập kế hoạch kinh doanh và xây dựng kế hoạch hành động để khởi sự kinh doanh trong một lĩnh vực của nền kinh tế;
- Đoàn kết có khả năng hợp tác tốt với các đơn vị trong doanh nghiệp, tổ chức và phân công làm việc theo nhóm, biết giải quyết các vấn đề theo thứ tự ưu tiên một cách khoa học và khách quan.                                                                                                      
                          
 
3.CHUẨN ĐẦU RA
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
 
(Ban hành kèm theo Quyết định số      /2010/QĐ – TCCNBD  ngày    tháng    năm 2010  của Hiệu trưởng Trường trung cấp Công Nghiệp Bình Dương)
 
I. Giới thiệu ngành đào tạo
    1. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp, hệ chính quy
    2. Tên ngành: Công nghệ, kỹ thuật điện tử
    3. Mã ngành:
    4. Đối tượng học sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
    5. Thời gian đào tạo: 24 tháng
    6. Mục tiêu và chương trinh đào tạo tóm tắt:
            Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho học sinh có đủ kiến thức, kỹ năng để làm kỹ thuật viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành  Công nghệ kỹ thuật điện tử  tại các các công ty, nhà máy, xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử với vai trò là một kỹ thuật viên điện tử, quản lý kỹ thuật hoặc nhân viên bán hàng, đồng thời  có khả năng tự học đáp ứng yệu cầu phát triển của nghề nghiệp,  học  liên thông lên các bậc học cao hơn trong lĩnh vựcCông nghệ kỹ thuật điện tử.
           Nội dung đào tạo cốt lõi: Lý thuyết mạch điện - điện tử , Điện thoại, tổng đài, cáp viễn thông, radio, tivi, truyền hình kỹ thuật số, CD, VCD, DVD, máy tính và các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, tiếng Anh, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, quốc phòng-an ninh.
II. Những công việc chính học sinh tốt nghiệp có thể làm được:
      1. Thực hiện được các kỹ năng lắp ráp, hàn, thao tác trên linh kiện và thiết bị điện tử;
      2. Lắp đặt, kiểm tra, vận hành các thiết bị điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông, thiết bị tự động, hệ thống máy tính;
      3. Tổ chức và triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các thiết bị điện tử trên các dây chuyền sản xuất tự động;
      4. Bán hàng các linh kiện điện tử và thiết bị điện tử.
III. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi khác của học sinh tốt nghiệp
 1.Về kiến thức:
- Trình bày được những nội dung cơ bản về lý thuyết mạch điện - điện tử, kỹ thuật mạch điện tử, linh kiện điện tử, đo lường và thiết bị đo, điện tử số, vẽ kỹ thuật, tổ chức sản xuất và an toàn lao động;
- Phân tích được phương pháp kiểm tra, đánh giá các dạng sai hỏng của các thiết bị điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông, thiết bị tự động, hệ thống máy tính;
- Trình bày được các phương pháp sửa chữa và lắp ráp các thiết bị điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông, thiết bị tự động, hệ thống máy tính;
- Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học vào xử lý các tình huống trong lĩnh vực điện tử dân dụng, điện tử viễn thông, điện tử tự động và hệ thống máy tính;
- Tiếp cận được những kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc học cao hơn của ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử.
       2. Về kỹ năng
- Đọc được bản vẽ thiết kế, bản vẽ lắp ráp và hướng dẫn kỹ thuật cho các bộ phận lắp ráp điện tử;
- Sử dụng thiết bị để kiểm tra, phân tích kết quả, đánh giá hiệu suất và xác định sự cần thiết điều chỉnh quá trình làm việc của thiết bị;
- Phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống sai, hỏng trong lĩnh vực điện tử, nắm vững các nguyên tắc thiết kế chế tạo và có khả năng tham gia một số công việc cùng với kỹ sư;
- Thực hiện được các kỹ năng lắp ráp, hàn, thao tác trên linh kiện và thiết bị điện tử;
- Lắp đặt, kiểm tra, vận hành các thiết bị điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông, thiết bị tự động, hệ thống máy tính;
- Tổ chức và triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các thiết bị điện tử trên các dây chuyền sản xuất tự động.
        3. Về thái độ và đạo đức nghề nghiệp
           Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ởcác nhà máy, xí nghiệp sản xuất điện tử hoặc công ty kinh doanh về điện tử.
        4. Tiếng Anh: Có trình độ tiếng Anh đạt 250 điểm TOEIC, có khả năng giao tiếp đơn giản và tham khảo tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh.
        5. Công nghệ thông tin: Có kiến thức tin học trình độ A, soạn thảo các loại văn bản, trình diễn báo cáo, sử dụng bảng máy tính để tính toán thống kê, biết sử dụng và khai thác một số dịch vụ internet...
        6. Năng lực hành vi khác:
    - Kỹ năng giao tiếp:Có nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp, biết tổ chức các cuộc họp tại nơi làm việc, biết trả lời phỏng vấn khi xin việc, biết viết thư và báo cáo công việc;
 - Kỹ năng khởi tạo doanh nghiệp: Có hiểu biết về doanh nghiệp và kinh doanh, có khả năng lập kế hoạch kinh doanh và xây dựng kế hoạch hành động để khởi sự kinh doanh trong một lĩnh vực của nền kinh tế;
- Đoàn kết có khả năng hợp tác tốt với các đơn vị trong doanh nghiệp, tổ chức và phân công làm việc theo nhóm, biết giải quyết các vấn đề theo thứ tự ưu tiên một cách khoa học và khách quan.
                                                     
 
4. CHUẨN ĐẦU RA
NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN  VĂN PHÒNG (CNTT)                                                                                                                                           (Ban hành kèm theo Quyết định số      /2010/QĐ – TCCNBD  ngày    tháng    năm 2010  của Hiệu trưởng Trường trung cấp Công Nghiệp Bình Dương)
 
I. Giới thiệu ngành đào tạo
    1. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp, hệ chính quy
    2. Tên ngành: Hệ thống thông tin văn phòng
    3. Mã ngành:
    4. Đối tượng học sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
    5. Thời gian đào tạo: 24 tháng
    6. Mục tiêu và chương trinh đào tạo tóm tắt:
            Mục tiêu đào tạo: Trang bị học sinh có đủ năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng và quản lý hệ thống thông tin văn phòng, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời  có khả năng tự học đáp ứng yệu cầu phát triển của nghề nghiệp, học liên thông lên các bậc học cao hơn trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.
            Nội dung đào tạo cốt lõi: Nghiệp vụ văn phòng; Soạn thảo văn bản; Bảng tính điện tử; Cấu trúc dữ liệu và giải thuật; Cơ sở dữ liệu; Mạng máy tính và Internet; Tiếng Anh chuyên ngành; Kỹ thuật xử lý ảnh và PhotoShop; Coreldraw; Visual Basic; Phân tích thiết kế hệ thống; Thiết kế Web; Luật hành chính và các chuyên đề ứng dụng; Chính trị; tiếng Anh; Giáo dục thể chất; Pháp luật; Quốc phòng-An ninh.
II. Những công việc chính học sinh tốt nghiệp có thể làm được:
        1. Làm kỹ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp về Hệ thống thông tin văn phòng tại các công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp kinh doanh sản xuất và các cơ quan hành chính sự nghiệp;
        2. Hỗ trợ công tác truyền thông hoặc  tham gia làm công tác tại các thư viện, các phòng ban hỗ trợ sản xuất đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước;
        3. Những công việc cụ thể đã trình bày ở phần kỹ năng.  
III. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi khác của học sinh tốt nghiệp
 1.Về kiến thức:
       - Trình bày được những nội dung chung cơ bản về máy tính; Hệ thống thông tin văn phòng;
      - Áp dụng được những kiến thức cơ sở, chuyên môn đã học để phân tích, thiết kế và sử dụng được một số phần mềm giải quyết các bài toán ứng dụng trong lĩnh vực văn phòng và các hoạt động khác của  đơn vị;
      - Nêu được các khái niệm cơ bản về mạng máy tính và các trang thiết bị mạng, Web, Internet.
     2. Về kỹ năng
     - Phân tích, quản lý và xây dựng đuợc hệ thống thông tin văn phòng và hệ thống thủ tục hành chính trong đơn vị;
     - Xây dựng được các phần mềm quản lý có độ phức tạp không cao;
     - Xây dựng được trang Web cơ bản cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ;
     - Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng;
     - Sử dụng và khai thác tốt các dịch vụ Internet;
     - Có khả năng quản lý kỹ thuật  phòng máy.
   3. Về thái độ
            Có lập trường và quan điểm vững vàng về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nắm vững và vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào công tác chuyên môn. Hiểu và thực hiện đúng đắn giữa nghĩa vụ và quyền lợi của người công dân đối với đất nước;
            Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có đức tính cần cù chịu khó và sáng tạo trong nghề nghiệp. Có tác phong nhanh nhẹn, khiêm tốn, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp. Có ý thức vươn lên trong học tập, không ngừng đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào lĩnh vực được giao.
        4. Tiếng Anh: Có trình độ tiếng Anh đạt 250 điểm TOEIC, có khả năng giao tiếp đơn giản và tham khảo tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh.
        5. Công nghệ thông tin: Viết được cá phần mền quản lý đơn giản, sử dụng thành thạo các phần mêm quản lý văn phòng, xây dựng được các trang web cho các doang nghiệp vừa và nhỏ, sử dung và khai thác tốt các dịch vụ internet…
        6. Năng lực hành vi khác:
    - Kỹ năng giao tiếp:Có nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp, biết tổ chức các cuộc họp tại nơi làm việc, biết trả lời phỏng vấn khi xin việc, biết viết thư và báo cáo công việc;
 - Kỹ năng khởi tạo doanh nghiệp: Có hiểu biết về doanh nghiệp và kinh doanh, có khả năng lập kế hoạch kinh doanh và xây dựng kế hoạch hành động để khởi sự kinh doanh trong một lĩnh vực của nền kinh tế;
- Đoàn kết có khả năng hợp tác tốt với các đơn vị trong doanh nghiệp, tổ chức và phân công làm việc theo nhóm, biết giải quyết các vấn đề theo thứ tự ưu tiên một cách khoa học và khách quan.


Tác giả bài viết: Mr.Trãi

Những tin mới hơn

 
Tuyển sinh

Bản đồ

Bản đồ

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 8


Hôm nayHôm nay : 152

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 284

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 672043

Đăng ký xét tuyển trực tuyến